COVID-19 khiến ca mắc và tử vong do bệnh lao ở Việt Nam tăng

Các chuyên gia cho biết Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao. Năm 2019, tỷ lệ tử vong do lao là 8.400 ca, đến năm 2022 đã tăng lên 12.000 ca, còn số ca mắc mới tăng lên 172.000 ca. Đại dịch COVID-19 xảy ra đã đảo ngược kết quả nhiều năm phòng chống lao của Việt Nam.

Tại hội thảo tổng kết dự án sàng lọc bệnh lao, COVID-19 và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở tuyến y tế cơ sở do Chương trình Chống lao Quốc gia và Tổ chức phi lợi nhuận về Y tế toàn cầu (FIND) tổ chức ngày 3/8, PGS. TS Nguyễn Bình Hoà, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng ban điều hành Chương trình lao Quốc gia cho biết, đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến công tác phòng chống lao, làm trầm trọng hơn gánh nặng do bệnh lao vốn đã rất cao tại Việt Nam.

hoi thao lao

PGS.TS Nguyễn Bình Hòa (giữa) cho biết: Dịch COVID-19 đã “kéo lùi” thành tích phòng chống lao xuống 7-8 năm và tác động nghiêm trọng đến công tác chẩn đoán, điều trị lao.

Đại dịch COVID-19 xảy ra đã đảo ngược kết quả nhiều năm phòng chống lao của Việt Nam

“Hơn 20 năm qua, tỷ lệ mới mắc và tử vong do lao luôn trong chiều hướng suy giảm. Song, đại dịch COVID-19 xảy ra đã đảo ngược kết quả nhiều năm phòng chống lao của Việt Nam” – PGS.TS Nguyễn Bình Hoà nói. Tại Việt Nam, năm 2019, tỷ lệ tử vong do lao là 8.400 ca, đến năm 2022 đã tăng lên 12.000 ca, còn số ca mắc mới tăng lên 172.000 ca. Nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của dịch bệnh, số bệnh nhân lao không được phát hiện và điều trị, trở thành nguồn lây trong cộng đồng.

Song ông Hoà cũng thông báo tin vui, số bệnh nhân lao được phát hiện, điều trị năm 2021 giảm 23,7% so với năm 2020. Rất may, tình hình bắt đầu hồi phục từ quý 4/ 2021, số ca mắc lao mới được phát hiện đang tăng dần đều.

PGS.TS Nguyễn Bình Hoà cũng cho biết hiện các hoạt động phòng chống lao dần trở lại bình thường. Từ tháng 11/2022, Chương trình Chống lao Quốc gia và Tổ chức FIND đã phối hợp triển khai dự án sàng lọc “Sàng lọc lao, COVID-19 và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở tuyến y tế cơ sở tại Việt Nam” từ tháng 9/2022 – 6/2023.

“Hoạt động sàng lọc lao, COVID-19 và một số bệnh đường hô hấp phổ biến tại cơ sở ở Việt Nam được xuất phát từ ý tưởng sàng lọc đồng thời bệnh lao và COVID-19 có một số triệu chứng gần giống nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động phòng chống lao đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19”- PGS.TS Nguyễn Bình Hoà nói.

TS Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Văn phòng Find Việt Nam, cho biết, dự án nhằm nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở trong thực hiện xét nghiệm đa tác nhân cho COVID-19, bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến.

Dự án được triển khai tại huyện Ứng Hoà và Phúc Thọ, Hà Nội, với 57 cơ sở y tế tham gia, bao phủ 55 xã với dân số khoảng 524.000 người. Những người có triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được khám sàng lọc COVID-19, Cúm A, B và virus hợp bào hô hấp (RSV). Theo đó, trẻ em dưới 15 tuổi có triệu chứng hô hấp hoặc phát ban, nổi hạch bạch huyết, buồn nôn và nôn mửa được xét nghiệm liên cầu nhóm A, bên cạnh các xét nghiệm COVID-19, Cúm A, B và RSV.

Tỉ lệ khỏi bệnh lao thông thường có thể đạt tới trên 90%

6 tháng triển khai khám sàng lọc, hơn 22.600 người dân đã được sàng lọc lao, COVID-19 và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Trong số này gần 3.800 người được sàng lọc lao, với bệnh bệnh nhân lao thường và lao kháng thuốc đã được phát hiện. Con số này cao gấp hàng chục lần số ca phát hiện tại 2 huyện vào năm 2021 và 2022.

“Kết quả này cho thấy được tiềm năng của mô hình sàng lọc đồng thời các bệnh đường hô hấp có cùng một số triệu chứng bệnh”- ông Hoà nói.

Những ca có triệu chứng lao hoặc nằm trong nhóm nguy cơ cao nhiễm lao được lấy mẫu đờm tại Trạm y tế xã và gửi đến Trung tâm y tế huyện để xét nghiệm lao bằng phương pháp GeneXpert – phương pháp có khả năng phát hiện lao và lao đa kháng thuốc.

hoi thao lao

Khám, rà soát các bệnh lao, COVID-19 và viêm đường hô hấp cho trẻ em tại huyện Ứng Hòa. Ảnh FIND

Đây cũng là lần đầu tiên các Trung tâm y tế huyện tham gia dự án được hỗ trợ thực hiện xét nghiệm lao bằng Xpert. Những ca lao phát hiện được điều trị tại Trung tâm y tế huyện, trong khi những ca lao kháng thuốc được chuyển lên Bệnh viện Phổi Hà Nội.

TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Văn phòng FIND Việt Nam cho biết dự này cũng chứng minh tính khả thi của mô hình xét nghiệm tích hợp cho Covid-19, bệnh lao và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Các chuyên gia cũng khẳng định, kết quả của Dự án cho thấy, số ca lao tiềm ẩn trong cộng đồng không hề nhỏ. Do nhiều lý do khác nhau, người dân còn chưa tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sàng lọc lao sớm.

Việc “tìm đến tận nhà” để rà soát bệnh lao có hiệu quả rõ rệt trong việc phát hiện ca mắc lao mới. Đưa các ca lao vào quản lý và điều trị sẽ giúp bệnh lao không lây lan ra cộng đồng, sớm tiến đến mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030 của Việt Nam.

PGSTS Vũ Xuân Phú – Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương khẳng định các hoạt động nâng cao năng lực của hệ thống y tế tuyến cơ sở trong cung cấp các dịch chăm sóc sức khỏe nhân dân bao gồm phát hiện và chẩn đoán các bệnh phổ biến, bệnh có tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng như lao hay COVID19 rất cần thiết. Đây là hướng đi phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước và cũng là định hướng mà Bộ Y tế hay Chương trình Chống lao quốc gia quan tâm và phát triển.

PGS.TS Bình Hoà cho biết thêm, tuy được coi là “kẻ giết người thầm lặng”, nhưng bệnh lao thông thường có thể chữa khỏi hoàn toàn khi tuân thủ phác đồ và thời gian điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh có thể đạt tới trên 90%.

Theo: Suckhoedoisong.vn

THÔNG TIN LIÊN HỆ MỸ VIỆN CHARMING

57 Bis Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM
146 Lê Thị Riêng, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM
* Trung tâm Charming có 2 mặt tiền
Có chỗ để xe MIỄN PHÍ cho xe máy và ô tô
Đặt hẹn 028.665.44.339 | Hotline 0973.60.60.600964.60.60.60
Email: tuvancharming@gmail.com
Website: www.deptoandien.vnwww.charmingspa.com

Ý KIẾN TƯƠNG TÁC
logo-partner
logo-partner